Ngực là một vị trí quan trọng là nơi đặt tuyến sữa của chị em phụ nữ. Hiện nay, chị em có nhu cầu phẫu thuật nâng ngực rất nhiều nhưng vẫn còn tâm lý lo sợ việc phẫu thuật nâng ngực sẽ xâm lấn làm tổn hại tới tuyến sữa, sau này không cho con bú được. Vậy nâng ngực có cho con bú được không ta cùng Bác sĩ Chính tìm hiểu.
Phẫu thuật nâng ngực là gì ?
Nâng ngực được một bộ phận chị em rất quan tâm và hưởng ứng. Điều này thật dễ hiểu khi cuộc sống ngày một cải thiện, phong cách sống hiện đại hơn, giao tiếp ngày một rộng mở hơn, trách nhiệm với bản thân và xã hội ngày một cao hơn, việc nuôi con cái trở nên đơn giản hơn…thì chị em càng chú ý đến vóc dáng của mình hơn. Đối với các trường hợp bầu vú bé do tuyến sữa kém phát triển đều có thể nâng ngực. Nâng ngực được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, như: luyện tập hàng ngày, dùng các máy móc (massage), dụng cụ hỗ trợ (hút chân không) làm tăng kích thước 2 bầu vú và phẫu thuật nâng ngực, nhưng phương pháp cho hiệu quả tức thì là phẫu thuật.
Phẫu thuật nâng ngực lại chia hai loại: đơn giản nhất là bơm ngực, hai là phẫu thuật đặt túi độn ngực.
Bơm ngực được chỉ định trong các trường hợp chị em có ngực, nhưng kích thước không lớn, khối lượng hai bên không cân nhau, chất lượng da và tổ chức dưới da tốt, không quá cứng, không chảy xệ.
Nâng ngực bằng mỡ tự thân: Đây là phương pháp làm đẹp 2 trong 1: Vừa giảm mỡ vùng thừa vừa tăng mỡ vùng thiếu. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật hút mỡ không phẫu thuật từ bụng, đùi của bạn sau đó đưa mỡ qua hệ thống chiết lọc để chọn ra tế bào mỡ gốc, từ đó tiêm trực tiếp vào vòng 1 của bạn nhằm cải thiện số đo vùng này một cách tự nhiên nhất. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì ngực to hơn và hoàn toàn là của chính bạn mà không bị tác động bởi “vật thể lạ” nào. Tuy nhiên, phương pháp này có tác dụng ngắn hạn, sau một thời gian mỡ sẽ tiêu dần đi.
Nâng ngực bằng túi độn: Nâng ngực đặt túi là giải pháp hoàn hảo và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay trên thế giới. Cùng với kỹ thuật tiên tiến vượt trội và chất lượng túi ngực ngày càng được hoàn thiện sẽ mang tới cho bạn vòng 1 căng đầy hấp dẫn vĩnh viễn. – Các đường rạch da phong phú như đường rốn (giấu sẹo tốt, bác sĩ đưa túi độn từ rốn lên ngực), đường nách (phương pháp nội soi, sẹo giấu trong nách, bảo toàn chức năng làm mẹ, làm vợ), quầng vú (đường mổ giấu dưới chân núm vú), nếp vú dưới (sẹo kín, chỉ có thể thấy được khi nằm xuống). Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào từng tình trạng ngực hiện tại của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định riêng biệt phù hợp nhất.
Phẫu thuật nâng ngực được chỉ định cho các trường hợp tuyến vú kém phát triển, hoặc cho chị em có nhu cầu nâng ngực to hơn, cao hơn. Chất liệu hiện nay được sử dụng phổ biến là của châu Âu và Hoa kỳ.
Phẫu thuật đặt túi ngực được thực hiện qua đường mổ chính: đường quầng vú, đường nếp dưới vú, đường nách. Ngoài ra trước kia khi sử dụng túi bơm dung dịch thanh huyết ngưới ta đi từ đường mổ ở trên rốn lên.
Nâng ngực có cho con bú được không ? Vì sao ?
Phẫu thuật nâng cấp vòng 1 không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Lý do vì khi phẫu thuật, các bác sĩ không chạm đến tuyến vú và ống dẫn sữa, mà đặt túi ngực ở giữa lớp cơ ngực lớn và cơ ngực bé. Như vậy, túi ngực đã được ngăn cách với mô tuyến bởi cơ ngực lớn, vì vậy không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa túi và tuyến vú hay ống tuyến.
Với chị em chưa sinh nở, bác sĩ sẽ sử dụng đường mổ qua nách hoặc dưới chân ngực để tránh ảnh hưởng tuyến vú và ống dẫn sữa. Ngoài ra, nên lựa chọn đặt size túi ở mức độ trung bình, không quá lớn đảm bảo sự tự nhiên và không xảy ra hiện tượng sa trễ do tuyến vú quá nặng khi cho con bú khi thể tích vú tăng lên nhanh.
Khoảng một năm sau khi nâng ngực, chị em có thể sinh con, như vậy vú đã hoàn toàn định hình và ổn định.
Với những chị em có tình trạng tụt núm vú, khi đặt túi ngực có thể làm núm vú trở lại bình thường do có lực đẩy của mô độn ở phía dưới. Nhờ đó, việc cho con bú dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi cho con bú, chị em cần cho con bú đều hai bên để tránh bị hiện tượng ngực to ngực bé hoặc có độ sa trễ không đều. Khi trẻ không ăn nữa hoặc đã hết sữa thì dừng lại không để trẻ tiếp tục nhay hoặc kéo ngực gây sa trễ.
Nâng ngực bao lâu thì mang thai được ?
Sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, bạn cần ít nhất từ 6 tháng – 1 năm mới nên mang thai. Nếu không quá gấp gáp cho vấn đề sinh em bé thì tốt nhất nên trì hoãn sau 1 năm. Tuy nhiên mỗi người có cơ địa và thể trạng khác nhau nên trước khi có kế hoạch mang thai bạn nên tới gặp bác sĩ sản khoa để kiểm tra tổng quát đảm bảo đủ sức khỏe mang thai và sinh đẻ.
Nâng ngực có cho con bú được không ? Chúng tôi khẳng định sau nâng ngực không gây bất kì ảnh hưởng tới chức năng tuyến sữa khi cho con bú. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có 1 khoảng thời gian đủ dài để cơ thể hồi phục. Bởi nếu ngay sau nâng ngực bạn đã mang thai thì nguy cơ bao xơ sẽ cao hơn rất nhiều do tuyến sữa hoạt động vào căng lên.
Nếu bạn sắp kết hôn và muốn nâng ngực thì nên cân nhắc và có kế hoạch sinh con hợp lý và an toàn. Đặc biệt, chúng tôi khuyến cáo những trường hợp đang mang thai tuyệt đối không được tham gia phẫu thuật nâng ngực.
Hướng dẫn cho con bú sau khi phẫu thuật nâng ngực
Sau khi phẫu thuật đặt túi ngực, bạn có thể thực hiện một số bước dưới đây để tăng cường lượng sữa và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho em bé của bạn.
1. Cho con bú thường xuyên
Việc cho con bú 8-10 lần mỗi ngày góp phần duy trì lượng sữa sản xuất. Cảm giác ở bầu vú khi em bé bú sẽ kích hoạt quá trình tiết sữa của cơ thể. Càng cho con bú thường xuyên, cơ thể bạn sẽ càng tiết ra nhiều sữa.
Cho con bú từ cả hai vú cũng có thể làm tăng nguồn sữa của bạn.
2. Hút sữa thường xuyên
Một nghiên cứu cho thấy việc hút sữa thường xuyên giúp tăng sản lượng sữa cũng như lượng calo và chất béo trong sữa mẹ. Ngoài việc sử dụng máy hút sữa, bạn cũng có thể vắt bằng tay hoặc bơm vào bình sữa để bé bú.
3. Sử dụng thảo dược
Nghiên cứu cho thấy những loại thảo mộc được dưới đây có thể giúp tăng sản xuất sữa mẹ một cách tự nhiên:
- Thì là.
- Cây kế sữa.
- Thảo linh lăng.
- Cây hồ lô.
Các loại bánh quy chứa các thành phần như yến mạch nguyên hạt, men bia, mầm lúa mì… cũng được sử dụng bởi các chị em muốn tăng tiết sữa.
4. Cho con bú đúng cách
Khi cho con bú, bạn cần đảm bảo em bé của bạn ngậm đủ vú vào miệng. Giữ vú của bạn ngay phía sau quầng vú bằng ngón tay cái và ngón trỏ ở tư thế chữ “C” sẽ giúp bé dễ dàng ngậm và bú hơn.
=> INBOX hoặc Liên hệ ngay để được Bác sĩ Chính tư vấn trực tiếp
👉 Facebook bác sĩ: https://www.facebook.com/bsichinh
👉 hoặc GỌI NGAY để được BS CHÍNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP
⚠️ Bác sĩ Chính HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐI LẠI nếu bạn ở Tỉnh lên Sài Gòn
PHẪU THUẬT THẨM MỸ BS CHÍNH – Chất Lượng – Uy Tín – Tận Tâm
– Hotline: 090 665 3369
– Zalo, Viber BS: 090 665 3369
– Website: bacsichinh.com